Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc hiệu quả – Có bài mẫu
“Hãy tự giới thiệu bản thân bạn” thường là câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn tại buổi phỏng vấn. Câu hỏi nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng thì không hề dễ dàng. Sau đây Việc làm Đồng Nai sẽ đưa ra cho bạn một số lời khuyên và cả bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn.
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc hiệu quả
Nội Dung Chính
Những nội dung quan trọng để giới thiệu bản thân ấn tượng
Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội phỏng vấn cho bạn
Nhận được lời mời phỏng vấn, thì có nghĩa hồ sơ xin việc (CV) của bạn đã để lại ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng (NTD). Nhưng chắc khá nhiều ứng viên quên mất việc cảm ơn NTD đã tạo cơ hội phỏng vấn.
Có nhiều nguyên nhân mà bạn nên nói lời cảm ơn khi NTD đã tạo cơ hội cho mình, như:
• Cảm ơn NTD cho bạn cơ hội phỏng vấn sẽ giúp thể hiện sự tin, thái độ chân thành hơn.
• Việc cảm ơn trước khi bắt đầu giới thiệu bản thân tạo cảm giác bạn là một ứng viên chuyên nghiệp và mang đến cảm giác đáng tin cậy.
Vì thế, bạn nên cảm ơn NTD trước lúc bạn giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn.
Giới thiệu các thông tin cơ bản về bản thân ngắn gọn
Tuy các thông tin này đã có trên CV, nhưng có thể NTD chưa đọc CV của bạn. Hoặc có khá nhiều CV nên làm họ không thể nhớ hết được toàn bộ thông tin ứng viên. Việc bạn giới thiệu lại các thông tin cơ bản như tên tuổi, chuyên ngành,… khiến NTD nhớ đến bạn hơn.
Nổi bật khả năng và tiềm năng thực hiện công việc đang ứng tuyển
Người phỏng vấn luôn muốn biết được khả năng và tiềm năng của bạn khi thực hiện công việc. Do đó, bạn hãy làm nổi bật những kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích liên quan đến vị trí ứng tuyển (người đã có kinh nghiệm).
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, việc bạn chưa có nhiều kinh nghiệm không phải vấn đề lớn. Các bạn hãy nghĩ tới các chương trình thực tập, sở thích, các hoạt động xã hội hay khóa hoc liên quan đến công việc này. Những hoạt động này mang đến cho bạn những điều gì và giúp bạn học thêm được những kinh nghiệm, kỹ năng gì.
Kết thúc bằng mong muốn hiện tại, mục tiêu trong công việc và lý do xin việc
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, hãy cho NTD thấy bạn là người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đa số các ứng viên đều chưa có mục tiêu nghề nghiệp nên thường rơi vào tình trạng lúng túng khi bị hỏi. Bạn biết bản thân đang cần gì, và thể hiện điều đó với người phỏng vấn.
Mục tiêu công việc của bạn nên bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn cần cân nhắc và chọn lựa mục tiêu phù hợp. Khi nói về mục tiêu công việc bạn hãy tỏ ra tích cực và nhiệt huyết với các mục tiêu của mình.
Một điều quan trọng khác đó là lý do xin việc của bạn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự hiểu biết về công ty, về vị trí bạn chọn ứng tuyển. Khi nói về lý do xin việc, có một số chủ đề bạn không nên nhắc tới: tiền bạc, tôn giá, chính trị, vùng miền,…
Ngôn ngữ cơ thể khi giới thiệu bản thân
Giao tiếp bằng ánh mắt
Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự tự tin lúc bạn giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn. Một ánh mắt có thần thái là điều mà NTD nào cũng mong muốn ở ứng viên của mình. Nếu người phỏng vấn phát hiện ra rằng bạn đang do dự trong buổi phỏng vấn, họ có thể đánh giá rằng bạn không có khả năng trong công việc họ đang tuyển dụng. Trong buổi phỏng vấn hãy cố gắng giữ cho ánh mắt bao quát toàn thể thay vì nhìn chăm chăm NTD.
Nụ cười của bạn
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Điều này không phải nói quá về tác dụng của nụ cười. Việc bạn mỉm cười sẽ làm không khí buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn. Và thể hiện bạn đang trong trạng thái thoải mái và sẵn sàng. Tuy nhiên bạn đừng cười một cách quá vô duyên hay cười không đúng lúc.
Nụ cười là một nhân tố ảnh hưởng đến thành công của buổi phỏng vấn
Thái độ lạc quan lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Bạn cảm thấy bài giới thiệu bản thân của mình không được trơn tru như khi luyện tập ở nhà. Hãy nhớ rằng bạn được mời phỏng vấn vì bạn đáp ứng đủ tiêu chí cho công việc. Đừng đánh giá thấp bản thân vì những điều nhỏ nhặt mà bạn đã làm hoặc nói khi phỏng vấn. Thay vào đó hãy tập trung vào những gì mà bạn đã làm tốt, giữ thái độ lạc quan.
Sự khác biệt
Nếu NTD phỏng vấn vài chục ứng viên mỗi ngày. Mỗi ứng viên đều giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn đều giống nhau. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Do đó, sự khác biệt sẽ là chìa khóa thành công trong buổi phỏng vấn.
Các lưu ý trong giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc
Tìm hiểu kỹ thông tin về vị trí đang ứng tuyển, về công ty
Có rất nhiều cách để tìm hiểu thông tin bạn cần. Cách đơn giản và nhanh nhất là lên website của công ty. Ở đây có hầu hết các thông tin như lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh,… Bạn có thể đọc thêm các bài báo, mục tin tức của công ty để cập nhật thêm.
Bên cạnh website, thì còn có nhiều cách khác để tìm hiểu thông tin như: bạn bè/người thân, mạng xã hội,…
Việc tìm hiểu kỹ các thông tin sẽ giúp bạn tự đánh giá được sự phù hợp của bản thân đối với công ty. Đồng thời tạo được ấn tượng ban đầu tốt hơn với NTD, thể hiện sự tâm huyết của bạn.
Diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu
Khi diễn đạt bạn không nên trả lời một cách đều đều giống như một cái máy. Mà nên có sự nhấn nhá, khiến cho NTD cảm giác bạn đang hào hứng với công việc đang ứng tuyển.
Khi trả lời phỏng vấn, bạn hãy đưa ra các câu trả lời ngắn gọn, súc tích và tập trung vào vấn đề. Mỗi câu trả lời không nên quá ba ý. Các ý nên cân bằng với nhau về cả nội dung và thời gian, cố gắng tránh việc trùng lặp ý.
Câu trả lời tập trung vào vị trí đang ứng tuyển
Khi đề nghị bạn giới thiệu về bản thân, người phỏng vấn muốn biết điều gì đã mang bạn đến với công việc này. Do đó, hãy tập trung vào 4 vấn đề sau: kiến thức và kỹ năng gần đây nhất mà bạn áp dụng vào công việc. Điều gì khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này? Khả năng đóng góp của bạn cho công việc này như thế nào? Và điều gì làm cho bạn quan tâm đến công ty này?
- Xem thêm: Nhân viên hành chính văn phòng làm những công việc gì?
Trung thực và khiêm tốn khi giới thiệu bản thân
Khi đi phỏng vấn, đừng cố lừa NTD. Những điều bạn nói trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cần phải đúng sự thật. Nếu NTD hứng thú với những gì bạn đang giới thiệu, họ sẽ hỏi sâu thêm về các kinh nghiệm hoặc hoạt động bạn nói đến. Nếu cố ý lừa dối NTD, họ dễ dàng nhận ra sự lúng túng của bạn.
NTD có thể sử dụng thông tin phần tham chiếu để kiểm tra lại thông tin bạn nói. Nếu phát hiện đang nói dối, bạn sẽ bị loại khỏi vòng phỏng vấn.
Trung thực trong các câu trả lời khi đi phỏng vấn
Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Bài phỏng vấn mẫu giới thiệu về bản thân bằng tiếng Việt
“Em chào các anh chị. Đầu tiên em xin cảm ơn NTD đã trao cho em cơ hội tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Sau đây em xin giới thiệu đôi nét về bản thân mình.
Em là Nguyễn Thị C, 22 tuổi. Em đã tốt nghiệp đại học Y, chuyên ngành Truyền thông. Sau 1 năm ra trường, em đã có kinh nghiệm làm marketing cho agency B trong vòng 1 năm.
Trước đó, khi là sinh viên, em đã nhiều lần cộng tác viết bài với các agency cũng như các website tuyển dụng như dongnaijob…
Em khá tự tin vào kỹ năng viết của bản thân nhờ vào việc theo học chuyên Văn từ cấp 3 và sau đó em cũng đạt được một số giải thưởng về bộ môn này như giải Học sinh giỏi quốc gia. Em tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết thông qua các công việc sau này như đã nêu.
Trong quá trình tích lũy công việc, em không tách rời việc rèn luyện thêm các kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng làm việc dưới áp lực. Nhờ vậy mà các công việc và các đội nhóm em tham gia làm việc khá trơn tru và hiệu quả.
Em tin rằng với những gì bản thân đã tích lũy được trong thời gian qua, em có thể đảm nhận được vị trí Content Creator của công ty mình. Em cảm ơn các anh/ chị đã lắng nghe.”
Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Việt ở trên dành cho sinh viên mới ra trường. Còn bạn là người đã có kinh nghiệm? Sau khi giới thiệu thông tin cơ bản, bạn nên kể về các thành tích, kỹ năng, kinh nghiệm đã đạt được có liên quan đến vị trí đang tuyển dụng.
Cách giới thiệu bản thân hay bằng tiếng Anh
“Hello sir. My name is… I’ve been working as a Marketing Staff for 4 years. At my current job in planning, developing and implementing effective marketing communication campaigns. I also write content for all marketing collateral, including brochures, letters, emails and websites.
Xin chào sếp. Tôi tên là… Tôi đã làm nhân viên Marketing được 4 năm. Tôi làm các công việc như lên kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến dịch IMC hiệu quả. Tôi cũng viết nội dung cho tất cả các công cụ tiếp thị in ấn, gồm các ấn phẩm quảng cáo, thư, email và các trang web.
I’m known as a detail-oriented and good communicator employee. I never miss deadlines and can take multiple tasks at once. My supervisor aslo appreciates my enthusiasm for the job.
Tôi được đánh giá mà một người có khả năng giao tiếp và chú ý đến chi tiết. Tôi không bao giờ trễ hạn và có thể làm việc đa nhiệm cùng lúc. Người quản lý cũng đánh giá cao sự nhiệt tình của tôi đối với công việc.
With my experience, I’m looking for an opportunity to take you open job. I hope to work for an organization like yours, contribute to improve the environment, which is thing I’m interested in.
Với các kinh nghiệm đã có được, tôi đã ứng tuyển vào vị trí… Tôi hy vọng sẽ được làm việc ở đây và đóng góp vào sự phát triển của công ty.”
Đây là bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản. Khi bạn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật hoặc giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung, Hàn,… bạn cũng có thể áp dụng mẫu trên đây và thay thế các thông tin sao cho phù hợp. Một bài giới thiệu bản thân đủ tốt, đủ thông tin sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Kết luận
Ngay cả khi bạn không được NTD hỏi tự giới thiệu bản thân thì sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tập trung vào những gì bạn phải truyền tải đến. Hơn nữa, các thông tin bạn chuẩn bị này hỗ trợ bạn khi trả lời các câu hỏi khác. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin chi tiết về bản thân mình, bạn càng có nhiều cơ hội để tạo được sự chú ý với NTD.
Bạn đã sẵn sàng cho buổi phỏng vấn chưa? Hãy nhớ áp dụng những lời khuyên trên để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thành công nhé.