Kỹ năng thuyết trình là gì? – Cách để có một bài thuyết trình hay
Thuyết trình là kỹ năng mềm quan trọng trong công việc và trong cuộc sống. Có một khả năng thuyết trình tốt sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên, khi đứng trước đám đông chúng ta thường mất tự tin, sợ sai, nói không hay. Cùng tìm hiểu kỹ năng thuyết trình là gì, các mẹo cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông.
Bạn có biết khái niệm thuyết trình và kỹ năng thuyết trình là gì?
Nội Dung Chính
Khái niệm thuyết trình. Kỹ năng thuyết trình là gì?
Thuyết trình là trình bày trực tiếp vấn đề một cách bài bản, hệ thống trước một nhóm người hay nhiều người để nhằm cung cấp thông tin, tri thức cần thiết cho người nghe.
Thuyết trình thường kèm theo hình ảnh, video, bài trình chiếu (slide),… được trình bày theo chủ đề, nội dung nhất định.
Ví dụ: giáo viên thuyết trình trước lớp để truyền đạt kiến thức cho các học sinh,…
Kỹ năng thuyết trình là một trong các kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ năng thuyết trình bên cạnh đặc điểm riêng vẫn mang những đặc điểm chung của kỹ năng giao tiếp. Đó là khả năng nhận biết những biểu hiện bên ngoài và đoán tâm lý bên trong người nghe. Đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích đề ra.
Vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống và trong công việc. Vì ai cũng muốn hiểu thông tin mà bạn truyền đạt, từ đó đưa ra quyết định phù hợp. Vậy cụ thể, vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình là gì?
Truyền đạt thông tin hiệu quả đến người nghe
Thuyết trình giúp chúng ta truyền tải thông tin một cách rõ ràng, mạch lạc và thu hút. Từ đó, người nghe sẽ tiếp nhận trọn vẹn, rõ ràng và có những phản hồi cho người thuyết trình.
Bên cạnh đó, những người có khả năng thuyết trình hay còn dễ gây ấn tượng hơn khi tham gia phỏng vấn, kêu gọi đầu tư, trình bày dự án,… Nếu bạn có dự định làm nhân viên bán hàng ở Đồng Nai thì kỹ năng này giúp bạn thuyết phục khách hàng tốt hơn, biết đâu họ sẽ trở thành người mua, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Rèn luyện sự tự tin của bạn
Không phải ai cũng có sự tự tin trước đám đông. Những người có kỹ năng thuyết trình hay, thu hút thường rất tự tin. Họ dám nghĩ và dám trình bày quan điểm trước đám đông. Khi đối diện với những vấn đề nhất định, khả năng phản ứng với khó khăn, thách thức của họ cũng nhanh nhẹn và chuyên nghiệp hơn. Đây là lợi thế rất lớn mà bạn có được so với người thuyết trình không tốt.
Nhờ có khả năng thuyết trình tốt, khi trả lời phỏng vấn trước nhà tuyển dụng, bạn sẽ không còn rụt rè. Mà thể hiện được trình độ, kiến thức và kỹ năng của bản thân, gây ấn tượng sâu sắc trong mắt nhà tuyển dụng.
Thuyết trình trước đám đông rèn luyện sự tự tin của bạn
Nâng cao kỹ năng giao tiếp trong công việc, trong cuộc sống
Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng với những người làm công tác nội bộ hoặc thường xuyên làm việc với khách hàng. Người có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ rèn luyện được khả năng giao tiếp tốt. Họ có thể nắm bắt ý muốn của người khác nhanh chóng hơn. Do đó, trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với khách hàng bạn sẽ dễ dàng trao đổi, thỏa thuận hơn. Thông qua thuyết trình, bạn sẽ trau dồi được nhiều kỹ năng để áp dụng cho các tình huống khác.
Có thể nói, thuyết trình là một phương thức để tương tác và giao tiếp với một nhóm người cùng lúc. Khi bạn thuyết trình giỏi, kỹ năng giao tiếp sẽ được nâng cao. Đây là lợi thế tốt vì bạn dễ dàng nắm bắt ý muốn người đối diện, ứng biến trong từng trường hợp.
Thể hiện năng lực bản thân tốt hơn, cơ hội thăng tiến cao
Điều quan trọng nhất trong công việc của kỹ năng thuyết trình là gì? Một người có năng lực tốt nhưng nhút nhát, không dám đưa ra ý kiến hoặc ấp úng, thể hiện không rõ ràng trước mặt mọi người thì chắc chắn sẽ không thể thành công. Mọi người sẽ không thể nào nắm được những ý tưởng tốt và sáng tạo của bạn.
Sự tin tưởng có thể cần nhiều thời gian thông qua cách làm việc, xử lý công việc của bạn. Nhưng nếu bạn có khả năng thuyết trình hay, chỉ cần khoảng vài phút, bạn có thể thay đổi và giành được sự tín nhiệm từ những người xung quanh. Nói cách khác, thuyết trình là một trong các cách ngắn nhất để bạn thể hiện năng lực bản thân. Khi bạn thể hiện được giá trị của bản thân, cơ hội để bạn phát triển và thăng tiến sẽ cao hơn. Năng lực của bạn trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo cũng sẽ khác đi, được đánh giá cao hơn.
- Xem thêm: Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc hiệu quả
Cách để có một bài thuyết trình hay
Xác định mục tiêu cụ thể
Mục tiêu của bạn không chỉ là có một bài thuyết trình tốt. Một bài thuyết trình là phương tiện để đi đến một mục tiêu cụ thể của bạn. Và mục tiêu đó là những điều bạn muốn người nghe thực hiện sau khi nghe các thông tin do bạn cung cấp. Nếu bạn vẫn chưa xác định được mình mong muốn người nghe sẽ làm gì sau khi nghe thuyết trình, bạn sẽ không có sự tập trung và nhất quán cần thiết để thể hiện tốt bài thuyết trình của mình.
Mục tiêu của bài thuyết trình là thuyết phục người nghe về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Hay là sử dụng thông tin do doanh nghiệp cung cấp để giải quyết một vấn đề nào đó của họ…. Khi đã xác định mục tiêu, hãy in ra một miếng giấy nhỏ, dán nó lên màn hình máy tính. Hãy nhìn mục tiêu này khi soạn nội dung bài thuyết trình nhằm tránh đi lan man, rời rạc.
Gây sự chú ý của người nghe
Khi nghe thuyết trình, người nghe thường có rất nhiều suy nghĩ khác trong đầu. Nhiệm vụ của bạn là phải làm cho họ tập trung chú ý đến những gì bạn đang nói. Vì thế, bạn cần phải quan tâm tới những điểm nổi bật của bài thuyết trình, làm cho người nghe tập trung vào chủ đề chính.
Để gây được sự chú ý của người nghe, bạn có thể tham khảo ý kiến của những người đã từng thuyết trình về sản phẩm/ dịch vụ này hoặc cho nhóm người bạn đang hướng tới. Nhờ đó mà bạn hiểu được những tính cách, đặc điểm, nhu cầu, mong muốn, mối quan tâm của họ. Càng thu thập được nhiều thông tin về người nghe, bạn càng có thể chuẩn bị tốt hơn cho bài thuyết trình của mình. Bài thuyết trình được xem là hiệu quả và thuyết phục khi nó vừa đạt được mục tiêu của người nói vừa đáp ứng được nhu cầu của người nghe.
Gây sự chú ý với người nghe
Thể hiện sự nhiệt huyết đối với vấn đề mà bạn đang trình bày
Khi trình bày về một sản phẩm hay dịch vụ, bạn phải có niềm tin rằng sản phẩm/ dịch vụ đó có thể giúp người nghe giải quyết một số vấn đề của họ. Nên nghĩ rằng nhiệm vụ của bạn là làm cho người nghe hiểu và chấp nhận những thông điệp của bạn.
Hãy thể hiện sự nhiệt huyết qua giọng nói, cử chỉ và biểu hiện của gương mặt trong lúc trình bày. Khi người nghe cảm thấy sự chân thành của bạn và đánh giá bạn thật sự hiểu được khó khăn của họ, mong muốn giúp đỡ họ, chắc chắn họ sẽ lắng nghe bạn.
>> Tìm kiếm việc làm tại Hà Nội
Đi thẳng vào câu kết luận bài thuyết trình
Đây là một cách làm ngược với quy tắc thông thường. Nhưng với thời gian thuyết trình có hạn, đây có thể là cách bắt đầu thuyết trình hiệu quả. Do vậy, khi trình bày vấn đề, bạn nên đi thẳng vào câu kết luận để gây sự chú ý cho người nghe. Sau đó mới tiến hành phân tích, chứng minh cho kết luận đó.
Thực hành thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình không thể có được nhanh chóng mà cần phải được rèn luyện kiên trì. Trước mỗi buổi thuyết trình bạn nên tập luyện cho phần trình bày của mình. Bạn có thể ghi âm phần nói để sửa các lỗi bản thân gặp phải và rèn luyện tông giọng cho phù hợp với đối tượng nghe bài thuyết trình.
Bạn có thể luyện tập phần thuyết trình của mình trước gương hoặc trước màn hình máy tính. Việc này giúp bạn quan sát được cử chỉ, hành vi và biểu cảm của bản thân.
Nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên thử thuyết trình trước một nhóm người đóng vai trò là người người nghe. Qua các buổi thử nghiệm như vậy, bạn sẽ rèn được kỹ năng trình bày vấn đề của mình. Bạn cũng dự đoán được phần nào các câu hỏi, ý kiến mà người nghe có thể đưa ra và chuẩn bị trước câu trả lời.
Phân tích sau thuyết trình
Năm bước trên diễn ra trước hoặc trong khi thuyết trình. Còn bước cuối cùng này diễn ra ngay sau khi kết thúc bài thuyết trình của bạn. Đó là một sự đánh giá mang tính cảm nhận trực quan về hiệu quả của bài thuyết trình, về khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ví dụ, nếu mục tiêu của thuyết trình là bán sản phẩm hay dịch vụ thì sau khi thuyết trình, bạn nên xác định ngay khả năng doanh nghiệp bán được hàng nhiều hay ít. Việc phân tích sau khi kết thúc thuyết trình sẽ giúp bạn kịp thời nắm bắt được cơ hội.
Những điều bạn cần tránh trong buổi thuyết trình
Không phải ai cũng có đủ sự tự tin để thuyết trình trước đám đông. Nhưng muốn thành công hơn, bạn phải luyện tập kỹ năng này mỗi ngày. Việc phạm phải các lỗi khi thuyết trình là điều không thể tránh khỏi. Để có được kỹ năng thuyết trình tốt, hãy cùng xem những điều cần tránh khi thuyết trình sau đây:
Đọc bài thuyết trình
Bạn không nên đọc hết tất cả những gì bản thân đã viết trên giấy. Chỉ nên đọc những số liệu quan trọng hay các trích dẫn. Khi thuyết trình bằng Powerpoint, bạn càng không nên đọc tất cả những gì trên Slide, khán giả có thể tự làm được điều đó. Thay vì đọc hết, bạn hãy dành thời gian cho khán giả đọc trên Slide.
Từ ngữ khó hiểu
Bạn không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người sẽ hiểu bạn khi dùng từ ngữ khó hiểu. Nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy giải thích nó một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất có thể.
Khi bạn thuyết trình cũng vậy, thay vì nghĩ bạn càng nói nhiều nói dài càng tốt. Thì bạn hãy trình bày những câu thuyết trình của bạn là câu khẳng định rõ ràng, dễ nhớ và mạnh mẽ, chỉ tối đa khoảng 140 từ. Bạn sẽ được chú ý hơn vì tâm lí đám đông rất ngại nghe thứ dài dòng khó hiểu.
Nói nhanh
Việc nói nhanh khiến khán giả không đủ thời gian để hiểu những gì mà bạn muốn truyền đạt. Nên phân chia thời gian hợp lí khi bạn nói. Không nên tập trung nói quá nhiều về những điều có trên Slide.
Cho tay vào túi áo, túi quần
Tư thế trong thuyết trình cũng là một yếu tố quan trọng. Cho một tay vào túi quần, túi áo là thể hiện không tôn trọng người nghe. Chắc chắn sẽ không còn ai muốn nghe phần trình bày của bạn nữa. Hãy đứng thẳng lưng, nhìn về phía khán giả và bắt đầu bài thuyết trình của bạn.
Điều cần tránh khi thuyết trình
Không chốt được thông điệp cuối cùng
Để tránh trường người nghe thuyết trình không hiểu bạn muốn truyền đạt gì. Bài thuyết trình của bạn nên có điểm nổi bật, xác định thông điệp cuối cùng có ý nghĩa. Nếu chỉ là thông điệp không có ý nghĩa thì bài thuyết trình của bạn đã thất bại.
Kết luận
Việc làm Đồng Nai đã chia sẻ một số kiến thức về vấn đề Kỹ năng thuyết trình là gì? – Cách để có một bài thuyết trình hay. Kỹ năng này giúp bạn thuận lợi và có khả năng phát triển xa hơn. Và nó không phải tự nhiên mà có. Bạn cần sớm thực hiện rèn luyện và trau dồi để có nhiều cơ hội hơn trong tương lai.